Máy giặt là một đồ dùng có công dụng làm sạch quần áo cho gia đình, điều này không có nghĩa máy giặt lúc nào cũng sạch sẽ. Có một điều mà rất ít người biết rằng máy giặt chính là một ổ lưu vi khuẩn có hại ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng nếu không được vệ sinh. Từ các đường ống nước cho đến lồng giặt đều có khả năng chứa vi sinh vật trú ngụ trong đó. Bạn có bao giờ thắc mắc số vi khuẩn đó ở đâu ra và ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng như thế nào?
Máy giặt làm sạch quần áo hay là một ổ vi khuẩn? (Nguồn: Internet)
Vi khuẩn trong máy giặt hình thành do đâu?
Máy giặt chứa rất nhiều các loại vi sinh vật do nhiều nguyên nhân khác nhau và do cách sử dụng máy giặt của người dùng.
Máy giặt có tác dụng làm sạch quần áo, tất cả các bụi bẩn từ quần áo đều được máy giặt đánh bật. Nhưng bụi bẩn đó đi đâu về đâu được xử lý thế nào? Các chất bẩn đó đương nhiên được xả theo đường ống nước ra ngoài, nhưng không phải tất cả các loại bẩn đều được thải ra ngoài. Có những vết bẩn như dầu, mỡ.. không tan trong nước sẽ bám lại trong thành lồng giặt, chúng tích tụ ngày càng nhiều tạo sự sinh sôi cho vi khuẩn.
Khi máy giặt xoay lồng giặt và giặt quần áo, các chất bẩn và cặn bã bụi vải sẽ dính vào thành lồng giặt. Mặc dù nước chảy vào lồng giặt để xoáy tan đi các vết bẩn nhưng không thể mang đi hết được. Với môi trường ẩm ướt bên trong máy giặt, đây là điều kiện lý tưởng cho nhiều loại vi khuẩn phát triển. Theo thời gian, máy giặt dần trở thành ổ bệnh cho cả nhà.
Hơn nữa, các chất bẩn từ đồ lót của mọi người cũng chính là nguyên nhân khiến cho máy giặt trở thành ổ vi khuẩn. Đồ lót vốn dĩ đã rất bẩn và chứa nhiều vi khuẩn, đặc biệt là đồ lâu ngày chưa giặt. Các vi khuẩn này khi ở lại trong máy giặt sẽ hình thành và phát triển rất nhanh chóng khiến cho quần áo của những lần giặt sau bị bẩn thêm chứ không hề sạch.
Vi khuẩn trong máy giặt hình thành do đâu? (Nguồn: Internet)
Nhiều gia đình thường sử dụng nước xả vải sau khi giặt xong để làm mềm và thơm cho quần áo. Tuy nhiên, nước xả vải sẽ để lại lượng dầu và silicon trong máy giặt đặc biệt là ở khay chứa nước xả vải. Nó tạo điều kiện cho sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn. Đây cũng chính là một trong những bộ phận chứa nhiều vi khuẩn nhất trong máy giặt.
Tác hại của vi khuẩn trong máy giặt?
Các nhà khoa học đã nghiên cứu về vi khuẩn trong máy giặt và sự phát sinh vi sinh vật có hại. Kết quả cho thấy ước tính trung bình có tới gần 10 nghìn vi sinh vật trong mỗi cặp quần lót. Các vi khuẩn từ quần lót, chất dầu mỡ,… có thể lây chéo nhau qua nhiều quần áo khác trong lần giặt đó. Các chất bẩn như cặn đất, bụi vải sẽ làm cho quần áo trắng bị dây bẩn, có màu lạ xuất hiện.
Ở điều kiện nhiệt độ thấp sẽ giúp cho vi khuẩn sinh sản nhanh chóng hơn, đặc biệt ở những nơi như ngăn chứa đựng bột giặt, nước xả vải, vòng đệm cửa. Đôi khi bạn sẽ thấy ở cửa máy giặt có màu xanh nấm mốc và vi khuẩn gây bệnh. Khi mở cửa máy giặt, bạn sẽ hít phải một lượng lớn nấm mốc độc hại.
Hơn nữa, nhiều loại bệnh có thể lây qua việc giặt giũ, mặc chung quần áo như bệnh lậu. Nếu quần áo của người bệnh giặt chung hoặc ngâm chung với người không bị bệnh thì người không bị bệnh có thể sẽ bị lây bệnh lậu.
Trong lồng giặt, máy giặt chứa nhiều vi khuẩn làm cho quần áo của gia đình bạn sau khi giặt xong còn bẩn hơn ban đầu. Vi khuẩn từ trong máy giặt bám vào quần áo của các thành viên trong gia đình và bám vào da của mọi người. Có nhiều loại vi khuẩn có hại gây kích ứng cho da, làm cho bạn thấy ngứa ngáy khó chịu khi mặc quần áo.
Tác hại vi khuẩn trong lồng giặt (Nguồn: Internet)
Hướng dẫn làm sạch cho máy giặt
Vệ sinh lồng giặt
Các bước làm vệ sinh cho lồng giặt:
- Xả nước cho lồng giặt, ngâm nước sạch cùng với nước diệt khuẩn hoặc dấm trắng để làm sạch vi khuẩn trong lồng giặt.
- Chọn chế độ để máy quay khoảng 5 phút, khi máy dừng tiếp tục để hỗn hợp nước này ngâm một lúc.
- Sau khoảng 30 phút bật máy cho nước xả ra ngoài.
Vệ sinh khay chứa chất tẩy rửa
Sau khi vệ sinh cho lồng giặt, bạn tháo khay chứa nước xả vải và khay chứa bột giặt để vệ sinh chúng. Bạn sẽ nhận thấy có rất nhiều cặn của nước xả vải và bột giặt đóng cặn trong khay. Dùng dung dịch tẩy rửa để cọ sạch vết bẩn trong các khay này và dùng nước nóng để diệt khuẩn.
Làm sạch lọc cặn máy giặt
Bạn cần tháo bộ lọc cặn của máy giặt ra và xả nước cho bộ lọc sạch sẽ, tẩy rửa đi những cặn bẩn trong lưới lọc. Rửa sạch sẽ để vi khuẩn bị tiêu diệt và không còn bám trên lưới lọc.
Ngoài ra bạn cần lưu ý số vấn đề khi sử dụng máy giặt để tránh quần áo bẩn và chứa vi khuẩn: phân loại quần áo khi giặt (giặt đồ lót, quần áo thường, quần áo lao động riêng ra…), sau khi máy giặt hoàn thành chương trình giặt cần phơi quần áo ngay để tránh bị ẩm mốc, vi khuẩn sinh sôi…
Có thể bạn quan tâm
- Hướng dẫn giặt quần áo mỏng bằng máy giặt đúng cách
- Ưu nhược điểm của máy giặt truyền động trực tiếp
- Giặt quần áo bằng máy giặt nước nóng: lợi hay hại?
Bao lâu thì nên vệ sinh máy giặt?
Bạn băn khoăn không biết bao lâu thì nên làm sạch cho chiếc máy giặt tại gia đình đúng không? Để không biến chiếc máy giặt thành một ổ vi khuẩn thì bạn nên vệ sinh cho máy thường xuyên và khoảng 2 lần/1 tháng. Hơn nữa, bạn cũng không nên quá lạm dụng dùng nước xả vải để xả quần áo, nếu có dùng thường xuyên hãy tráng sạch khay đó thường xuyên.
Lưu ý, bạn nên vệ sinh cả bên trong và bên ngoài cho chiếc máy tại gia đình bạn, Nếu máy không được sạch sẽ cùng với môi trường ẩm ướt bên trong máy là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển. Hơn nữa, nếu sử dụng máy giặt không đúng cách thì bạn sẽ phải tốn thêm nhiều chi phí hơn và tuổi thọ máy cũng bị giảm. Bạn có thể tham khảo bài viết Dùng máy giặt sao cho tiết kiệm không phải ai cũng biết để áp dụng cho chiếc máy giặt tại nhà bạn.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng máy giặt đã được thiết kế và tích hợp tính năng máy tự vệ sinh cho lồng giặt. Vì vậy bạn không cần tốn quá nhiều công sức để làm sạch, diệt khuẩn cho máy giặt. Bạn chỉ cần dùng một thao tác bấm nút trên bảng điều khiển máy giặt là có thể vệ sinh cho chiếc máy. Việc làm sạch cho máy giặt vừa giúp quần áo luôn thơm tho, sạch sẽ, vừa giúp tăng tuổi thọ sử dụng cho máy.
Nguồn: http://dientudienlanhhanel.com/
Bài viết cùng chủ đề:
Sửa bếp từ hitachi
Sửa máy lọc nước karofi
Sửa máy lọc nước Ro
Sửa máy lọc nước kangaroo