Chúng ta thường biết có hai loại máy giặt đó là máy giặt sử dụng bộ truyền động trực tiếp và máy giặt sử dụng bộ truyền động gián tiếp hay có thể chia ra thành máy giặt sử dụng dây curoa và máy giặt sử dụng lồng trục. Vậy hai loại máy giặt này chúng khác nhau như thế nào? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giải đáp vấn đề này cho các bạn.
Máy giặt sử dụng bộ truyền động gián tiếp
Chúng ta cũng có thể gọi loại máy giặt này là máy giặt sử dụng dây curoa. Đây là loại máy giặt được ra đời đầu tiên sử dụng dây curoa nối động cơ máy giặt với lồng giặt. Động cơ hoạt động sẽ truyền lực gián tiếp đến bánh đà của lồng giặt thông qua dây curoa.
Những máy giặt loại này thường có ưu điểm là giá thành rẻ, phù hợp với đại đa số người dân Việt Nam. Việc sửa chữa loại máy giặt này cũng dễ dàng hơn, linh kiện thay thế đa dạng dễ dàng tìm kiếm trên thị trường.
Nhưng nhược điểm của loại máy giặt này đó là quá trình hoạt động không được trơn tru do trải qua nhiều bộ phận thì lực từ động cơ mới đến được lồng giặt. Điều này cũng làm cho giảm hiệu quả của động cơ do việc lực bị phân tán mất đi một phần trong lúc truyền.
Sau một thời gian sử dụng thì dây curoa thường hay bị dãn ra, bánh đà cũng gặp trục trặc dẫn đến khả năng hoạt động của máy bị ảnh hưởng rất nhiều, lượng năng lượng tiêu tốn thì không giảm đi mà còn tăng thêm.
Ngoài ra có nhiều linh kiện, bộ phận khác cũng nhanh bị hao mòn theo thời gian dẫn đến máy giặt sẽ thường xuyên gặp trục trặc gây ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình, tiêu tốn nhiều chi phí sửa chữa.
Máy giặt sử dụng bộ truyền động trực tiếp
Đây là loại máy giặt được ra đời sau với nhiều cải tiến về cả kiểu dáng cũng như thiết kế. Không còn bộ truyền động thông qua dây curoa nữa mà động cơ của máy giặt sẽ được gắn trực tiếp vào lồng giặt do vậy thiết kế sẽ có phần gọn gàng hơn.
Với việc bỏ đi bộ truyền động bằng dây curoa, máy giặt truyền động trực tiếp sẽ giảm thiểu được năng lượng mất đi trong quá trình hoạt động như vậy sẽ góp phần tiết kiệm được điện năng sử dụng.
Lực truyền đi không cần thông qua nhiều bộ phận mà sẽ được truyền trực tiếp đến lồng giặt sẽ giúp giảm thiểu tiếng ồn do những bộ phận lược bỏ gây ra, hiện tượng rung lắc cũng sẽ được giảm thiểu xuống.
Do lắp động cơ trực tiếp vào lồng giặt nên khả năng hoạt động của động cơ sẽ được tối ưu, tăng tốc độ quay của lồng giặt cao hơn giúp quần áo được giặt, vắt sạch hơn tiết kiệm được thời gian giặt giũ và phơi khô quần áo.
Với thiết kế hiện đại cùng những công nghệ mới được áp dụng thì máy giặt truyền động trực tiếp có độ bền cao hơn so với máy giặt truyền động gian tiếp giúp chúng ta tiết kiệm được chi phí sửa chữa.
Tuy nhiên máy giặt truyền động trực tiếp cũng có một số nhược điểm như sau:
- Giá thành của máy giặt truyền động trực tiếp thường là nhược điểm cản trở người dùng sử dụng loại này. Tuy nhiên hiện nay công nghệ đang rất phát triển nên giá thành được chia thành nhiều phân khúc, chỉ cao hơn khoảng 1 đến 2 triệu đồng so với máy giặt truyền động gián tiếp.
- Với nhiều cải tiến trong kỹ thuật thì chi phí sửa chữa loại máy giặt này cũng tăng cao hơn so với bình thường.
Có thể bạn quan tâm:
Bài viết trên đây hy vọng sẽ giúp các bạn có thể phân biệt và hiểu rõ hơn về hai loại động cơ của máy giặt. Mọi ý kiến đóng góp các bạn có thể bình luận xuống bên dưới bài viết chúng tôi sẽ phản hồi một cách nhanh nhất.
Nguồn: dientudienlanhhanel.com
Bài viết cùng chủ đề:
Sửa bếp từ hitachi
Sửa máy lọc nước karofi
Sửa máy lọc nước Ro
Sửa máy lọc nước kangaroo